Lịch sử Nhà_hát_Opéra_Garnier

Hai địa điểm đề xuất để xây nhà hát mới, các tuyến đường sẽ được thay bằng một đại lộ rộng xuất phát từ bảo tàng Louvre đến nhà hát mới (chính là đại lộ de l'Opéra trong tương lai). Kế hoạch năm 1856

Lựa chọn địa điểm

Vào năm 1821, đoàn Opéra de Paris đã chuyển đến nhà hát tạm thời Salle Le Peletier trên phố Le Leetetier [fr]. Đoàn nhạc mong muốn có một công trình lâu dài cho mình. Charles Rohault de Fleury, người được bổ nhiệm làm kiến ​​trúc sư chính thức của nhà hát opera vào năm 1846, đã thực hiện nhiều nghiên cứu khác nhau để chọn địa điểm và thiết kế phù hợp.[23] Đến năm 1847, Tỉnh trưởng Seine, Claude-Philibert de Rambuteau, đã chọn một địa điểm ở phía đông của Place du Palais-Royal với dự định công trình mới này sẽ giúp mở rộng phố Rivoli. Tuy nhiên, sau cuộc Cách mạng năm 1848, ý kiến Rambuteau bị gạt bỏ, việc xây dựng một nhà hát opera mới cũng không còn được quan tâm. Địa điểm này sau đó được sử dụng để xây dựng Grand Hôtel du Louvre (Charles Rohault de Fleury tham gia thiết kế).[24]

Sau khi Đệ nhị Đế chế thành lập vào năm 1852 và Georges-Eugène Haussmann được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng vào tháng 6 năm 1853, mối quan tâm đến việc xây nhà hát opera mới được nhóm lại một lần nữa. Hoàng đế Napoléon III đã bị ám sát hụt tại lối vào nhà hát Salle Le Peletier vào ngày 14 tháng 1 năm 1858. Lối vào chật hẹp của Salle Le Peletier nhấn mạnh sự cần thiết của lối vào riêng biệt, an toàn hơn cho các nguyên thủ quốc gia. Mối quan tâm này, cộng với cơ sở vật chất không đầy đủ cũng như tính chất tạm thời của nhà hát đã tăng thêm tính cấp bách cho việc xây dựng một nhà hát opera mới do nhà nước tài trợ. Đến tháng 3, Haussmann, theo đề xuất của Rohault de Fleury, đã đặt địa điểm xây dựng trên phố Boulevard des Capucines, mặc dù quyết định này không được công bố cho đến năm 1860. Trước đó, vị trí này là nơi giao nhau các con phố một cách không khoa học, một công trình mới có thể giúp giải quyết vấn đề này. Đồng thời, địa điểm này cũng rất kinh tế về mặt giá đất.[25]

Vào ngày 29 tháng 9 năm 1860, một sắc lệnh của Đế chế đã chính thức chỉ định địa điểm cho nhà hát mới,[26] với diện tích cho phép là 12.000 mét vuông (1,2 ha).[27] Đến tháng 11 năm 1860, Rohault de Fleury đã hoàn thành thiết kế cho công trình này, ông cho đây là tác phẩm đỉnh cao trong sự nghiệp của mình. Rohault cũng đang làm việc với một ủy ban từ thành phố để thiết kế mặt tiền của các tòa nhà khác dọc theo quảng trường mới để đảm bảo chúng hòa hợp với nhau. Tuy nhiên, cùng tháng đó, Bá tước Alexandre Colonna-Walewski lên thay Achille Fould giữ chức Bộ trưởng nhà nước. Vợ của ông là Marie Anne de Ricci Poniatowska đã sử dụng vị trí là tình nhân của Napoleon III để có được cuộc hẹn của chồng.[28] Walewski sớm nhận ra sự cạnh tranh trong thiết kế nhà hát và chịu áp lực phải ủy quyền thiết kế cho Viollet-le-Duc, người được sự hậu thuẫn của Hoàng hậu Eugénie. Để tránh phải đưa ra quyết định khó khăn, ông quyết định mở một cuộc thi thiết kế kiến ​​trúc để chọn kiến ​​trúc sư cho công trình lớn này.[29]

  • Thiết kế lối vào cho Nhà hát Opera Đế chế của Rohault de Fleury, tháng 11 năm 1860
  • Kế hoạch

Cuộc thi thiết kế

Vào ngày 30 tháng 12 năm 1860, Đệ nhị Đế chế dưới quyền Hoàng đế Napoleon III đã chính thức công bố một cuộc thi thiết kế kiến trúc dành nhằm chọn kiến trúc sư nhà hát opera mới.

Các ứng viên được phép gửi thiết kế trong thời hạn là một tháng. Có hai vòng tuyển chọn. Dự án của Charles Garnier là một trong số khoảng 170 được đệ trình trong vòng tuyển chọn đầu tiên.[30] Ngoài thiết kế, mỗi người tham gia được yêu cầu đưa ra một khẩu hiệu để tóm tắt ý tưởng của mình. Garnier đã trích dẫn "Bramo assai, poco spero" ("kỳ vọng nhiều, hy vọng ít") từ nhà thơ người Ý Torquato Tasso. Dự án của Garnier đã được trao giải năm, và ông trở thành một trong bảy người vào chung kết để tiếp tục tuyển chọn vòng hai.[31] Ngoài Garnier, một số ứng viên nổi bật khác có Leon Ginain-bạn ông, Alphonse-Nicolas Crépinet và Joseph-Louis Duc (người sau đó đã rút lui vì những cam kết khác).[32] Trước sự ngạc nhiên của nhiều người, cả thiết kế Viollet-le-DucCharles Rohault de Fleury đều không lọt vào vòng trong.

Thiết kế bị loại của Viollet-de-Duc, 1861

  • Góc nhìn phối cảnh
  • Kế hoạch
  • Mặt cắt ngang

Vòng tuyển chọn thứ hai yêu cầu các ứng viên hoàn thiện các dự án ban đầu của họ và vòng thi này thì khắt khe hơn nhiều. Một bản kế hoạch chi tiết dài 58 trang, soạn bởi giám đốc của đoàn Opéra, Alphonse Royer, được gửi đến các ứng viên vào ngày 18 tháng 4. Các thiết kế mới được gửi đến ban giám khảm vào giữa tháng 5 và vào ngày 29 tháng 5 năm 1861 và thiết kế của Garnier đã được chọn vì "chất lượng hiếm có và vượt trội trong việc chia phần thiết kế, tính chất phi thường và đặc trưng của mặt tiền và các cấu trúc khác".[33]

Kiến trúc sư Alphonse de Gisors, một thành viên trong ban giám khảo, đã nhận xét rằng dự án của Garnier là "đáng chú ý ở sự đơn giản, rõ ràng, logic nhưng cao quý. Phần ngoại thất trong kế hoạch được chia thành ba phần riêng biệt, không gian công cộng, khán phòng và sân khấu... 'cậu đã cải thiện đáng kể dự án của mình sau vòng tuyển chọn đầu tiên, còn Ginain [người đạt giải nhất trong vòng đầu] lại phá hỏng nó.' "[33]

Có chuyện kể rằng vợ của Hoàng đế, Hoàng hậu Eugénie, người chắc hẳn đang khó chịu vì ứng viên ưa thích của bà, Viollet-le-Duc, đã bị loại, đã hỏi Garnier vô danh: "Đây là thứ gì? Đây không phải là một phong cách; không phải là Louis Quatorze, không phải là Louis Quinze, lại càng không phải Louis Seize! " "Tại sao thưa bà, đây là phong cách Napoléon đệ Tam" Garnier trả lời "và bà đang phàn nàn về điều đó!" [34] Andrew Ayers đã viết rằng định nghĩa của Garnier "không gây ra nhiều tranh cãi, Palais Garnier là một biểu tượng lớn của thời đại và của Đệ nhị Đế chế. Một sự pha trộn giữa công nghệ hiện đại, chủ nghĩa duy lý khắt khe, chủ nghĩa chiết trung hào phóng kèm theo sự xa hoa đáng kinh ngạc, nhà hát của Garnier đã bao trọn lấy tất thảy những xu hướng cùng tham vọng chính trị và xã hội của thời đại." Ayers cũng nói rằng: các giám khảo của cuộc thi đặc biệt ngưỡng mộ thiết kế của Garnier vì "sự rõ ràng trong kế hoạch của ông, đó là một ví dụ tuyệt vời về phương pháp thiết kế nghệ thuật mà cả Garnier và họ đều thành thạo."

Opéra Agence

Phòng soạn thảo Opéra Agence: Garnier đứng thứ hai từ bên phải, với Edmond Le Deschault ở xa nhất phải và Victor Louvet, thứ hai từ bên trái [40][35]

Sau khi số vốn ban đầu cho bắt đầu khởi công được bỏ phiếu vào ngày 2 tháng 7 năm 1861, Garnier đã thành lập Opéra Agence, văn phòng của ông trên công trường, và thuê một đội những kiến ​​trúc sư và người vẽ phác thảo. Ông cũng chọn cấp phó cho mình là Louis-Victor Louvet, kế đến là Jean Jourdain và Edmond Le Deschault.[36]

Làm móng

Địa điểm xây dựng đã được đào lên từ 27 tháng 8 đến hết năm đó.[37] Vào ngày 13 tháng 1 năm 1862, phần móng bê tông đầu tiên được đổ, bắt đầu từ phía trước và đi tuần tự về phía sau. Sau mỗi phần bê tông được đổ, các cấu trúc chống đỡ được dựng lên ngay sau đó. Nhà hát opera cần một tầng hầm sâu hơn nhiều so với các loại công trình khác, nhưng mực nước ngầm lại cao bất ngờ. Các giếng đã bị ngập vào tháng 2 năm 1862 và dù cho tám máy bơm hơi nước được lắp đặt vào tháng 3 đã hoạt động hết công suất, khu vực này không thể làm khô. Để giải quyết vấn đề này, Garnier đã thiết kế phần móng kép để bảo vệ cấu trúc bên trên khỏi bị ẩm. Phần móng này cũng tích hợp một kênh nước và một bể chứa khổng lồ bằng bê tông (cuve), vừa giúp giảm áp lực của dòng nước ngầm bên ngoài lên các bức tường tầng hầm và cũng đóng đóng vai trò như một hồ chứa trong trường hợp hỏa hoạn. Một hợp đồng xây dựng đã được ký kết vào ngày 20 tháng 6. Truyền thuyết rằng nhà hát opera được xây dựng trên một hồ nước ngầm cũng bắt đầu từ đó. Chi tiết này cũng truyền cảm hứng cho Gaston Leroux để kết hợp hệ thống hồ này vào cuốn tiểu thuyết Bóng ma trong nhà hát. Vào ngày 21 tháng 7, phần móng được đặt ở góc đông nam của mặt tiền tòa nhà. Đến tháng 10, các máy bơm được gỡ bỏ, phần hầm của bể nước được hoàn thành vào ngày 8 tháng 11 và phần móng cho toàn công trình được hoàn thành vào cuối năm đó.[38]

Mô hình

Mô hình của Villeminot (tháng Năm 1863)

Hoàng đế bày tỏ sự hài lòng khi nhìn thấy mô hình thạch cao của công trình. Mô hình này được Louis Villeminot xây dựng trong vòng một năm với chi phí hơn 8.000 franc, mỗi cạnh của mô hình bằng 1:50 của công trình gốc. Sau khi xem trước công trình, hoàng đế đã đề nghị một số thay đổi trong thiết kế của tòa nhà, trong đó quan trọng nhất là việc bỏ sân thượng có lan can ở trên cùng của mặt tiền và thay thế bằng một gác mái lớn với hàng hoa văn chạy phía trước và đặt lên trên là cỗ xe tứ mã.[39]

Kết hợp với những thay đổi này, mô hình đã được vận chuyển qua các đường ray được thiết kế đặc biệt để đưa đến Palais de l'Industrie cho trưng bày công khai tại triển lãm 1863. Théophile Gautier đã viết về mô hình (Le Moniteur Universel, ngày 13 tháng 5 năm 1863) rằng "sự sắp xếp chung trở nên dễ hiểu đối với mọi người và cho phép người ta dự đoán về kết quả sau cùng dễ hơn... công trình thu hút sự tò mò của đám đông; thực tế, nhà hát Opéra thu vừa vào mắt mọi người. "[40] Mô hình này hiện đã bị mất, nhưng vẫn còn bức ảnh của JB Donas chụp vào năm 1863.[39]

Chiếc xe tứ mã theo đề nghĩ của hoàng đế không bao giờ được thêm vào, dù ta có thể được nhìn thấy trong mô hình. Thay vào đó, hai tác phẩm điêu khắc bằng đồng mạ vàng của Charles-Alphonse Guméry, Hòa âm và Thơ ca đã được đặt lên vào năm 1869. Các đường hoa văn được nhìn thấy trong mô hình cũng được thiết kế lại thành những huy chương chạm trổ trang trí, trên mặt huy chưng là chữ tượng hình hoàng gia ("N" Napoléon, "E" cho Empereur) mạ vàng. Các chữ cái được thiết kế đặc biệt đã không kịp chuẩn bị cho ngày ra mắt và được thay thế bằng các sản phẩm thay thế có sẵn trên thị trường. Sau sự sụp đổ của Đế chế vào năm 1870, Garnier cảm thấy nhẹ nhõm khi có thể loại bỏ chúng khỏi các huy chương. Các chữ cái trong thiết kế ban đầu của Garnier cuối cùng đã được lắp lên trong quá trình trùng tu tòa nhà vào năm 2000.[41]

Thay đổi tên

  • Mặt tiền tòa nhà cuối năm 1866
  • Mặt tiền tòa nhà vào tháng 8 năm 1867

Hệ thống giàn giáo che lấp mặt tiền được hạ xuống vào ngày 15 tháng 8 năm 1867 để phục vụ cho Triển lãm Paris năm 1867. Tiêu đề chính thức của Nhà hát Paris được thể hiện nổi bật trên mũ của những chiếc cột Corinthian ở mặt tiền: "ACADEMIE IMPERIALE DE MUSIQUE ".[42] Khi hoàng đế bị phế truất vào ngày 4 tháng 9 năm 1870 sau Chiến tranh Pháp-Phổ thảm khốc, chính phủ đã được thay thế bởi Đệ tam Cộng hòa, và gần như ngay lập tức, vào ngày 17 tháng 9 năm 1870, nhà hát Opera được đổi tên thành Théâtre National de l'Opéra, cái tên này được giữ đến năm 1939.[43] Mặc dù vậy, khi thay biển tên hiển thị ở nhà hát opera mới, chỉ có sáu chữ cái đầu tiên của từ IMPERIALE được thay thế, và tên tòa nhà trở thành "ACADEMIE NATIONALE DE MUSIQUE" cho đến tận bây giờ, trước đó, cái tên này được sử dụng trong khoảng thời gian hai năm của Đệ nhị Cộng hòa trước Đệ nhị Đế chế.[43]

1870-1871

Tiến độ xây dựng nhà hát đã bị đình trệ trong Chiến tranh Pháp-Phổ do cuộc bao vây Paris (tháng 9 năm 1870 - tháng 1 năm 1871). Các phần được xây dựng của tòa nhà đã đủ hoàn thiện để được sử dụng làm kho thực phẩm và bệnh viện. Khi Pháp bại trận, Garnier lâm bệnh nặng do sự thiếu thốn trong cuộc bao vây và phải rời Paris từ tháng 3 đến tháng 6 để hồi phục trên bờ biển Ligurian của Ý, còn trợ lý của ông là Louis Louvet vẫn ở lại trong thời kỳ hỗn loạn của Công xã Paris. Louvet đã viết một vài lá thư cho Garnier, cung cấp thông tin về các sự kiện liên quan đến tòa nhà. Vì giao tranh xảy ra ở gần Quảng trường Vendôme, quân đội của Lực lượng Vệ binh Quốc gia đã đóng quân ở đây và chịu trách nhiệm bảo vệ và phân phát lương thực cho binh lính và thường dân. Chính quyền xã dự định thay thế Garnier bằng một kiến ​​trúc sư khác, nhưng nhân vật giấu tên này vẫn chưa xuất hiện khi quân đội Cộng hòa lật đổ Vệ binh Quốc gia và giành quyền kiểm soát tòa nhà vào ngày 23 tháng 5. Đến cuối tháng, Công xã đã bị đánh bại nặng nề. Đệ tam Cộng hòa được chính thức thành lập vào mùa thu năm đó. Tháng 9, công trình xây dựng đã được đề xuất, và vào cuối tháng 10, một số tiền nhỏ đã được cơ quan lập pháp mới bỏ phiếu để xây dựng tiếp tòa nhà.[44]

1872-1873

Các nhà lãnh đạo chính trị của chính phủ mới duy trì sự công kích mãnh liệt đối với tất cả mọi thứ liên quan đến Đệ nhị Đế chế, và nhiều người trong số họ coi Garnier-vốn không can dự vào chính trị-là một tàn dư từ chế độ đó. Điều này đặc biệt đúng trong nhiệm kỳ của tổng thống Adolphe Thiers, người tại vị cho đến tháng 5 năm 1873, và vẫn đúng dưới thời Thống chế MacMahon theo sau đó. Các tính toán kinh tế cần phải được xem xét, và Garnier buộc phải dừng việc hoàn thành các phần của tòa nhà, đặc biệt là Sảnh Hoàng đế (sau này trở thành nhà của Bảo tàng Thư viện Opera). Tuy nhiên, vào ngày 28 tháng 10, 29 tháng 10, nhà hát Salle Le Peletier bị phá hủy "sạch sẽ" sau một trận hỏa hoạn và điều này thúc đẩy việc hoàn thành một nhà hát mới.[45] Garnier ngay lập tức được chỉ đạo hoàn thành tòa nhà càng sớm càng tốt.

Hoàn thành

Lễ khánh thành Paris Opera năm 1875 (Édouard Detaille, 1878)

Chi phí để hoàn thiện công trình trong năm 1874 là hơn 7,5 triệu franc, một khoản tiền vượt quá số tiền chi tiêu cho bất kỳ dự án nào trong vòng mười ba năm đổ lại. Chính phủ của Đệ tam Cộng hòa đang thiếu tiền mặt đã phải vay 4,9 triệu franc vàng với lãi suất sáu phần trăm từ François Blanc, một nhà tài chính giàu có, chủ của sòng bạc Monte Carlo. Sau đó (từ 1876 đến 1879) Garnier sẽ giám sát việc thiết kế và xây dựng phòng hòa nhạc Sòng bạc Monte Carlo, chính là nhà hát Salle Garnier, Nơi này sau này trở thành tòa nhà chính của đoàn Opéra de Monte Carlo.[46]

Trong năm 1874, Garnier và đội ngũ xây dựng của ông đã làm việc sốt sắng để hoàn thành nhà hát opera Paris mới và đến ngày 17 tháng 10, dàn nhạc đã có thể tiến hành một bài kiểm tra âm thanh cho khán phòng mới, tiếp theo là vào ngày 2 tháng 12, các quan chức, khách mời và các thành viên báo chí được mời đến nhà hát. Đoàn Ballet Paris Opera đã biểu diễn trên sân khấu vào ngày 12 tháng 12 và sáu ngày sau đó, chiếc đèn chùm nổi tiếng được thắp sáng lần đầu tiên.[47] Nhà hát được chính thức khánh thành vào ngày 5 tháng 1 năm 1875 bằng buổi biểu diễn lộng lẫy với sự có mặt của Thống chế MacMahon, Thị trưởng thành phố Luân ĐônVua Alfonso XII của Tây Ban Nha. Chương trình bao gồm các tác phẩm: khúc dạo đầu La muette de Portici của AuberWilliam Tell của Rossini, hai vở kịch đầu tiên của vở opera La Juive năm 1835 của Halévy (với tên giới thiệu là Gabrielle Krauss), cùng với "Lễ phong thánh kiếm" từ Meyerbeer năm 1836 từ vở opera Les HuguenotsLa source năm 1866 với âm nhạc của DelibesMinkus.[48] Do ca sỹ giọng nữ cao đã bị bệnh, một chương từ Faust của Charles Gounod và một chương trong Hamlet của Ambroise Thomas phải bị bỏ qua. Trong giờ nghỉ, Garnier bước ra cầu thang lớn để nhận được những tràng pháo tay tán thành của khán giả.

Lịch sử tòa nhà từ lúc khánh thành

Năm 1881 hệ thống chiếu sáng bằng điện đã được lắp đặt. Trong những năm 1950, những thang máy dành cho người và hàng hóa đã được lắp đặt ở phía sau của sân khấu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của nhân viên trong tòa nhà và chuyển phông nền sân khấu.

Năm 1969, nhà hát được cung cấp các cơ sở điện mới và vào năm 1978, một phần của Foyer de la Danse ban đầu đã được chuyển đổi thành không gian diễn tập mới cho các đoàn ballet bởi kiến trúc sư Jean-Loup Roubert. Trong năm 1994, nhà hát được trùng tu. Đợt tu sửa này cũng bao gồm hiện đại hóa máy móc sân khấu và các cơ sở điện, đồng thời khôi phục và bảo tồn các đường nét, cũng như củng cố cấu trúc và nền tảng của tòa nhà. Dự án trùng tu này đã được hoàn thành vào năm 2007.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhà_hát_Opéra_Garnier http://www.theatromunicipal.rj.gov.br/sobre/histor... http://www.archdaily.com/105785/ad-classics-paris-... http://www.aviewoncities.com/paris/operagarnier.ht... http://www.bbc.com/culture/story/20170316-the-beau... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/429808 http://cuisine.journaldesfemmes.com/gastronomie/14... http://thelegendschennai.com/home.html http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5708010j.r=.... http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5708010j/f35... http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5708010j/f50...